Xây dựng An Phát Home

Kiến trúc - Xây dựng - Nội thất (Hotline: 0789.789.502)

Xây dựng An Phát Home

Kiến trúc - Xây dựng - Nội thất (Hotline: 0789.789.502)

Xây dựng An Phát Home

Kiến trúc - Xây dựng - Nội thất (Hotline: 0789.789.502)

Xây dựng An Phát Home

Kiến trúc - Xây dựng - Nội thất (Hotline: 0789.789.502)

Xây dựng An Phát Home

Kiến trúc - Xây dựng - Nội thất (Hotline: 0789.789.502)

NHỮNG PHƯƠNG ÁN THI CÔNG MÁI NGÓI

 Mái là một bộ phận không thể thiếu của một ngôi nhà, nhất là các mẫu nhà cấp 4 mái thái, mái nhật. Bạn thắc mắc về các phương án làm mái cho ngôi nhà của mình để phù hợp với hình thức mái, nhu cầu sử dụng và chi phí xây dựng. Bài viết này sẽ nêu ra ưu nhược điểm của từng loại để chủ nhà có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất.


Sau đây là các ưu, nhược điểm của 3 hình thức mái phổ biến nhất hiện nay. Qua đó các bạn có thể lựa chọn cho mình 1 phương án phù hợp cho ngôi nhà của bạn.

 Hiện nay trên thực tế, mái lợp ngói (mái thái, nhật) có 3 phương án và biện pháp thi công phổ biến:

·      Phương án thứ nhất: Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép sau đó xây tường thu hồi, đổ diềm mái,gác kèo, gác xà gồ, lito rồi lợp ngói lên trên.



 

·      Phương án thứ hai: Đổ sàn bê tông cốt thép nghiêng theo mái sau đó dán ngói hoặc gác lito lợp ngói lên trên.

 


·      Phương án thứ 3: Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo tạo độ dốc, gác xà gồ, lito và lợp ngói lên trên.

 


 

Sau đây mình sẽ phân tích chi tiết vào từng phương án trên nhé:

1.  Đổ sàn phẳng BTCT sau đó xây tường thu hồi gác vì kèo lợp ngói.

Ưu điểm:

·      Thi công dễ, an toàn lao động.

·      Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;

·      Chống nóng tốt;

·      Vì kết cấu mái 2 lớp riêng biệt nên có khả năng chống ồn tốt.

·      Chống thấm tuyệt đối

·      Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung.

·      Bảo dưỡng phần thép vì kèo sẽ dễ dàng, vì lâu dài thép hộp sẽ bị xuống cấp theo thời gian có thể gây sập mái ngói

·      khi không bảo dưỡng kịp thời. Khi thi công phải để lối lên bên trong mái.

·      Không cần làm trần giả (trần thạch cao…)



Nhược điểm:

·      Chi phí xây dựng cao.

·      Thời gian thi công dài vì phải thi công sàn phẳng BTCT và diềm mái xung quanh sau đó mới xây tường thu hồi và

·      gác vì kèo để lợp ngói

·      Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.

2.  Đổ BTCT mái chéo theo hình thức mái sau đó dán ngói hoặc gác lito lợp ngói.

Ưu điểm:

·      Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;

·      Chống nóng tốt; (không bằng PA1)

·      Có khả năng chống ồn tốt.

·      Chống thấm.

·      Tăng cường độ ổn định khi gặp gió bão lớn.



Nhược điểm:

·      Chi phí xây dựng cao.

·      Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.

·      Thời gian thi công khó và nguy hiểm.

·      Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.

·      Hay bong tróc ngói nên đội thợ cần có kinh nghiệm đổ bê tông mái dốc

·      Những ngày trời nồm có thể nước sẽ thấm dột qua lớp bê tông xốp đó.

·      Khi thi công dán ngói thì yêu cầu bề mặt bê tông có độ phẳng cao, không được ghồ ghề, cần tỉ mỉ hơn.

 


Hiện nay đã có biện pháp thi công hạn chế được một số nhược điểm của mái dán bê tông đó là sử dụng lito rồi bắn ngói.

3. Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên

 


Ưu điểm:

·      Chi phí xây dựng sẽ giảm so với đổ BTCT rồi lợp ngói.

·      Thời gian thi công nhanh.

Nhược điểm:

·      Chống nóng không tốt.

·      Có thể bị dột nếu lợp ngói không tốt.

·      Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.

·      Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.

nguồn: Tổng hợp



QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN NƯỚC

BƯỚC 1: Bả Matit

1. Kiểm tra độ ẩm của bề mặt cần bả
• Độ ẩm của bể mặt cần bả phải đạt từ: 25% đến 30%
• Bề mặt cần bả quá khô có thể lăn nước sạch bằng rulo trước khi bả.
Lưu ý: Không được bả khi bề mặt tường quá khô.

2. Trộn bột bả với nước :
• Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
• Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ của Nhà cung cấp quy định.
• Dùng máy hoặc tay trộn đều.
• Chờ từ 7 đến 10 phút để hoá chất phát huy hết tác dụng.

dùng máy đánh đều bột
Khuyến cáo :
Không dùng nước nhiễm phèn,nhiễm mặn.
Chỉ trộn bột đủ làm trong 03h. Hết trộn tiếp,không trộn thừa. Cần tránh không để cát,bụi rơi vào bột trét.

3. Trét bột bả :
Cách trộn bột bả tường:
• Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14 - 16 lít nước sạch cho 1 bao bột bả 40kg.
• Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.
• Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy trộn cho thật đều, thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.
• Để hỗn hợp trong khoảng 7 - 10 phút cho các hóa chất trong bột phát huy tách dụng. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.
• Dụng cụ thi công bao gồm: Dao bả, bàn bả.

Bả lớt bột thứ nhất

Bả lớp thứ 1:
• Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)

Bả lớp thứ 2:
(Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bả sau bám tốt hơn)
• Trộn đều bột với nước. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
• Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.
• Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả.
• Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.
• Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.

 Dùng máy xả nhám bề mặt đã trét
Khuyến cáo :
Tổng độ dày 02 lớp bột trét không quá 3mm
Xả nhám hoàn thiện bề mặt trét.
• Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.
• Dùng chổi,nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.
Lưu ý : Đây là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng tới độ bám dính của màng sơn sau này.

BƯỚC 2: Sơn lót
• Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
• Sơn lót nội ngoại thất có thể pha thêm nước sạch, tỷ lệ phụ thuộc vào sơn do Nhà cung cấp quy định.
• Số lớp sơn lót tuỳ thuộc vào khuyến nghị của Nhà cung cấp. Thường là 1 lớp.
• Dùng chổi, con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám.


Sơn lót nội thất
Khuyến cáo :
Bề mặt đã sơn lót không được để bám bụi hoặc bôi bẩn để tránh trường hợp tách lớp sau này. Phía bên kia của tường cần ốp gạch nhưng chưa ốp tuyệt đối không được sơn.

BƯỚC 3: Sơn phủ màu

Sơn màu nước 1:
• Đây chính là công đoạn quan trọng nhất để đảm bảo màu sắc sơn được che phủ đồng đều và tránh lãng phí không đáng có,vì vậy cần thực hiện nghiêm các bước sau :
• Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
• Pha loãng sơn theo thể tích Nhà cung cấp cho phép.
• Cần pha theo tỷ lệ giống nhau tránh hiện tượng bị khác màu.
• Tuỳ theo từng chủng loại sơn để chọn dụng cụ và biện pháp thi công cho phù hợp.
• Sơn nước 1 yêu cầu sơn đều màu cho toàn bộ hạng mục cần thi công,sao cho toàn bộ bề mặt cần sơn màu sắc hoàn toàn đều nhau bất kể đậm hay nhạt so với mã màu trong bảng màu.
• Nếu dùng con lăn phải lăn đi lăn lại cho màng sơn mỏng đều và bám chắc.
Khuyến cáo :
Sơn đã pha nước nên dùng hết trong 05 ngày.

Sơn màu hoàn thiện:
• Số lớp sơn màu hoàn thiện có thể cần từ 01 đến 02 lớp tuỳ theo từng màu sắc.
• Sau khi sơn nước 1 tối thiểu 03h có thể sơn hoàn thiện.
• Trước khi sơn hoàn thiện hãy đảm bảo bề mặt sơn màu nước 1 hoàn toàn sạch sẽ.
• Có thể pha thêm nước cho sơn màu hoàn thiện nhưng phải đảm bảo tuân thủ khuyến nghị của nhà cung cấp.
• Sơn đều cho toàn bộ hạng mục cần thi công sao cho màu sắc thật đều nhau.

Sơn phủ màu 2 lớp

Khuyến cáo :
Không nên pha thêm nước vào lớp sơn hoàn thiện tránh trường hợp không đều màu.

Trong quá trình thi công nếu sơn dây vào mắt, miệng,tai, mũi phải rửa ngay bằng nước sạch và đến cơ sở Y tế nơi gần nhất.

Sơn thừa sau khi thi công nếu đã pha nước nên bỏ đi. Khi bỏ đi không đổ lộ thiên hoặc đổ xuống giếng, ao,hồ,sông,biển. Phải đổ xuống cống có nắp đậy.

Tuyệt đối tuân thủ luật Bảo vệ môi trường.

Sơn thừa chưa pha nước phải đậy kín nắp thùng,lon để nơi thoáng mát xa tầm tay trẻ em.
Vỏ thùng, lon và các dụng cụ thi công nếu vứt bỏ phải gom đúng nơi quy định.
Nguồn: Tổng hợp

QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG CỘT, DẦM, SÀN:

1. Kiểm tra cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông. Cốp pha phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Đo đạc xác định vị trí đặt cốt pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chẵn, kín thít chống mất nước khi đổ, đầm bê tông.

- Cốp pha cột: chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí, chắc chẵn đảm bảo khi đổ bê tông không bị xô lệnh; cốp pha cột cần phải chống, neo, rọi đảm bảo cho cột không bị nghiêng, phình.
- Cốp pha dầm: thành cốp pha phải thẳng không cong vênh, kiểm tra cao độ đáy dầm.
- Cốp pha sàn: kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí.
+ Trong quá trình đổ bê tông: Cốt thép cần phải đạt được các tiêu chí: chủng loại thép, vị trí, số lượng, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế; làm sạch, đánh rỉ thép.




2: Quá trình chuẩn bị trước khi đổ bê tông
- Chuẩn bị, tính toán nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông
- Tính toán thời gian đổ bê tông.
- Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông.
- Đảm bảo về mặt an toàn khi thi công trong quá trình tiến hành đổ bê tông cột, dầm, sàn.
- Dọn dẹp, dội nước làm sạch cốp pha, cốt thép.


3: Quy trình đổ bê tông cột, dầm, sàn
3.1: Quy trình đổ bê tông cột
+ Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.
+ Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.
+ Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.
+ Lưu ý với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
+ Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy, để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm.
3.2: Quy trình đổ bê tông dầm
+ Trong nhà ở dân dụng, chiều cao dầm ít khi vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn . Những trường hợp đặc biệt chiều cao dầm lớn hơn 80 cm, mới đổ bê tông dầm riêng không chung với bản sàn. Với loại dầm này, người ta không đổ bê tông thành từng lớp theo suốt chiều dài dầm mà sẽ đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới đổ đoạn kế tiếp.
+ Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm tự 3-5cm, ta phải ngừng lại 1-2 giờ để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn. Thông thường khi thực hiện thủ công với một số ít thợ, công việc này được tách ra làm hai giai đoạn, giai đoạn một đổ cột xong, mới tiến hành ghép cốp pha dầm và bản sàn để thực hiện tiếp giai đoạn hai.
3.3: Quy trình đổ bê tông sàn
+ Sàn cũng có cấu tạo gần giống như dầm, nhưng sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn, do đó không cần cốt thép khung và đai . Chiều dày sàn nhà ở thông thường từ 8 đến 10cm . Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái , nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt .Phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp , tránh hiện tượng phân tần có thể xảy ra.
+ Mặt sàn chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp .Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m , bắt đầu đổ dầm chính. Đổ bê tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm lại tiếp tục đổ bê tông sàn. Khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này. Dùng dùng ván bề mặt bóng làm cho phẳng mặt sau khi đã đầm dùi kỹ.
+ Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới, tức là đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu công trình. Đổ bê tông sàn bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần. Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha .Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức “ cuốn chiếu “ từng khu vực đã đổ được 15 phút.


5: Bảo dưỡng bê tông cột, dầm, sàn.

+ Nguyên tắc của bảo dưỡng bê tông sau khi đổ : Bê tông phải được giữ ẩm trong suốt thời gian bảo dưỡng, chống va động để quá trình đóng rắn được đảm bảo.

+ Tránh các va chạm vật lý khá đơn giản là giữ cho bê tông luôn đủ ẩm. Bê tông bị khô trong quá trình đông kết sẽ dẫn đến hậu quả bị rỗ, nứt, ảnh hưởng tới toàn bộ công trình. Đặc biệt là bê tông mái phải tiếp xúc chính diện và hoàn toàn với ánh nắng mặt trời.

+ Cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm (nilon, bạt hay chất tạo màng ngăn nước bốc hơi…). Lúc này không tác động lực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bi hư hại bề mặt bê tông.


+ Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng. Để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ. Nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần. Những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần


+ Từ 14 đến 18 ngày phải ưới ít nhất 3 lần mỗi ngày đêm . Công việc bảo dưỡng phải duy trì điều đặn trong vòng một tuần lễ sau ngày đổ bê tông. Tùy thuộc vào thời tiết.

4: Một số lưu ý thực tế khi đổ bê tông cột, dầm, sàn.
* An toàn khi thi công: Khi tiến hành đổ bê tông, cần chú ý mạnh.
* Chú ý khi nào nên trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h 30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần được trộn lại. Tuy nhiên, không nên thêm nước vào. Vì vữa bê tông ngót nước thao tác kém linh hoạt hơn tuy nhiên chất lượng lại không bị giảm. Nếu trộn thêm nước, lượng nước thừa sẽ làm vữa bê tông bị nhão, giảm cường độ chịu lực.
Nguồn: Tổng Hợp

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI XÂY CỔNG

Cổng là “bộ mặt” của mỗi ngôi nhà, là tấm bình phong phân chia trong và ngoài. Để xây dựng cổng nhà phù hợp cả yếu tố công năng, thẩm mỹ và phong thủy, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

1. Vị trí xây cổng nhà

Chủ nhà cần chú ý vị trí xây cổng nhà phải được xác định theo giấy tờ chính xác để đảm bảo không vi phạm các ranh giới địa chính. Ngoài ra, vị trí xây cổng cũng cần hợp phong thủy, hợp mệnh của chủ nhà.

2. Kích thước cổng nhà

Để xây cổng nhà có giá trị sử dụng lâu dài, gia chủ không thể bỏ qua các kích thước. Theo đó, các yếu tố cần chú ý đó là: chiều rộng, chiều cao của cánh cửa bao nhiêu là thích hợp. Phương tiện đi lại gia đình đang sử dụng và trong tương lai gần liệu có thay đổi hay không. Cổng là loại hai cánh hay bốn cánh, một cổng chính hay có kèm cổng phụ, kích thước sao cho hài hòa, đẹp mắt.

3. Vật liệu cổng nhà

Vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng mà chủ nhà cần quan tâm đặc biệt để có một cổng nhà thật ưng ý, dễ sử dụng và an toàn. Cổng nhà là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố thời tiết như nắng, mưa… Vì thế, bạn nên lựa chọn vật liệu bền bỉ với môi trường và có thể làm sạch nhanh.

Thêm vào đó, vật liệu, màu sắc cổng, cánh cửa cần tương đồng với thiết kế nhà để tạo sự hòa hợp. Các khoảng hở của cánh cổng không nên quá 150mm để đảm bảo an toàn.


4. Mái che cho cổng nhà

Không phải là yếu tố bắt buộc nhưng mái che sẽ góp phần che được nắng và mưa khi gia chủ ra đóng, mở hay chờ đợi mở cổng. Một mái che cổng có trồng thêm các loại cây dây leo, dáng rũ như cúc tần Ấn Độ, hoa giấy, trang leo… cũng tạo thêm nét duyên dáng, tô điểm vẻ đẹp cho ngôi nhà.



5. Lưu ý các yếu tố phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, toàn bộ khí nếu muốn lưu chuyển vào căn nhà đều phải thông qua cổng, cửa chính. Ngôi nhà có tránh được những điềm rủi, xui xẻo hay không, có đón nhận được sinh khí, may mắn và phúc lợi hay không, quyết định phần nhiều là nhờ cổng chính. Bởi vậy, gia chủ cần kiêng kị một số điều sau:

- Hướng cổng nhìn thẳng vào nhà sẽ gây hại cả về người và tài sản, do các luồng trực xung quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học của con người. Vì vậy, nên xây cổng theo đường vòng cung hay đường uốn lượn để dẫn sinh khí từ cổng vào nhà. Đây là nguyên tắc bắt buộc cho việc chọn nhà, xây nhà cũng như thiết kế các phân luồng giao thông cho nhà ở.

- Không nên trồng nhiều loại cây um tùm che kín cổng và nên lưu ý tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn rộng rãi. Khu vực cổng sáng sủa, cây cối tươi tốt là nguyên tắc vàng giúp khí lưu thông vào nhà được tốt hơn.

Trên đây là các điều nên biết khi xây cổng nhà gia chủ có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích, góp phần hoàn thiện tổ ấm cho các gia đình bạn.

nguồn: Tổng hợp